I- CUỘC ĐỜI, THÂN THẾ
Nguyễn Đình Chiểu tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sinh ngày 1-7 - 1822 tại quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Thân phụ ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế), làm thư lại trong dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định. Thân mẫu là bà Trương Thị Thiệt
Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha đưa ra Huế ăn học. Năm hai mươi mốt tuổi (1843), ông vào Gia Định thi đỗ tú tài ; năm hai mươi lăm tuổi, ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất (1849). Trên đường trở về chịu tang, ông ốm nặng lại thương khóc mẹ nên bị mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc với một thầy cựu ngự y, sau đó trở về quê vừa dạy học vừa bốc thuốc.
Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu được một học trò gả em gái cho. Đó là bà Lê Thị Điền, người Cần Giuộc.
Năm 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé, chiếm thành Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu về quê vợ. Khi thực dân Pháp đánh đến Cần Giuộc (1861) và chiếm ba tỉnh miền Đông (1862), theo phong trào "tị địa"(1) ông lui về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến cùng với nhân dân, dưới cờ của Trương Định, Đốc binh Nguyễn Văn Là. Khi giặc Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ không hợp tác với chúng. Buồn rầu, đau ốm, ông mất ngày 3 - 7 - 1888.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo”, sống theo đạo nghĩa của nhân dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một chiến sĩ yêu nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp. Nguyễn Đình Chiểu có uy tín rất lớn trong dân chúng. Tỉnh trưởng Bến Tre là Pôn-sông tìm cách mua chuộc ông, cấp đất cho, nhưng ông từ chối.
Khi Nguyễn Đình Chiểu mất, cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang.
Khu mộ Nguyễn Đình Chiểu hiện nay tại xã An Đức huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre . Năm 2016, Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận Nhà thờ và mộ Nguyễn Đình Chiểu là Di tích Quốc gia đặc biệt.
II - SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Tác phẩm chính : các truyện thơ Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ông Ngư,ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) ; một số bài văn tế như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật.
1. Quan niệm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa :
(Dương Từ - Hà Mậu)
Mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng :
(Ông Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ, để phát huy các giá trị tinh thần:
(Ông Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Nguyễn Đình Chiểu cũng ghét lối văn cử nghiệp gò bó. Ông viết:
(Ông Ngu, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Quan điểm này cho thấy vì sao hình thức sáng tác truyện thơ của ông khá đa dạng, phóng khoáng.
2. Tấm lòng thương dân, yêu nước
a) Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Sáng tác tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn này là Truyện Lục Vân Tiên. Tác phẩm ngợi ca phẩm chất sáng ngời của chàng trai họ Lục, một gặp nạn, đánh giặc Ô Qua, chung thuỷ trong tình yêu, trung thành với bạn bè, 0 nhiệt tâm với chính nghĩa. Truyện Lục Vân Tiên ngợi ca tình yêu chung thuỷ của Nguyệt Nga, lòng trung thành của Tiểu đồng, lòng thẳng ngay của Hớn Minh, Tử Trực. Ông Quán trong Truyện Lục Vân Tiên đã nêu cao tư tưởng ghét thương của nhà thơ:
Đề cao nghĩa khí, Truyện Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ phi nghĩa, bát nhân như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm dốt nát, phản trắc, để tiện.
Thể hiện tinh thần đạo lí còn có Dương Từ - Hà Mậu, một tác phẩm có tính luận đề. Các nhân vật Dương Tử và Hà Mậu đã đi theo đạo khác, bỏ gia đình nheo nhóc nhưng sau được giác ngộ, trở về với chính đạo,
b) Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, Nguyễn Đình Chiểu liền chuyển sang lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tinh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Ngòi bút của nhà thơ gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong bài Chạy giặc, ông đã tả cảnh "sẩy đàn tan nghé" khi giặc đến với niềm xót thương vô hạn :
Trong bài Ngóng gió đông (Xúc cảnh), Nguyễn Đình Chiểu vừa thể hiện sự oán trách triều đình vừa biểu lộ niềm mong mỏi triều đình giúp dân giữ gìn bờ cõi. Tiêu biểu hơn hết cho văn thơ yêu nước của ông là những bài văn tế như :Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí,nhưng khi giặc đến thì xông lên chiến đấu quên mình biểu thị tinh thần dũng mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ là một thiên anh hùng ca đặc sắc, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người dân không cam chịu làm nô lệ, thể đánh giặc đến cùng, là lời trách móc thâm trầm đối với thái độ đầu hàng bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn. Chẳng hạn, các câu :"Chưa quen cung ngưa, đâu tới trường nhung", "tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó", "Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh", "Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn ; chín chục trận bình thư, không chờ bày bố",... ngoài ý ngợi ca tinh thần tự giác chiến đấu của các nghĩa sĩ còn cho thấy quân cơ, quân vệ, những kẻ được trang bị tập rèn để chiến đấu, lẽ ra phải có mặt lúc này thì lại vắng bóng !
Thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu là những áng văn bia khắc sâu hình ảnh các anh hùng cứu nước :
(Thơ điếu Phan Tòng)
Giai đoạn này, Nguyễn Đình Chiểu còn viết Ông Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh, một tác phẩm có tính chất đối thoại. Nội dung kể về việc vua Tấn cắt đất U Yên cho giặc Liêu xâm lược để cầu hoà, nhân dân và sĩ phu không chịu sống dưới ách ngoại bang nên rời quê hương đi lánh giặc. Hai nhân vật Bào Tử Phược và Mộng Thể Triển bỏ nhà vào núi ở ẩn, làm Ngư làm Tiều. Được sự dẫn dắt của Đạo Dẫn, họ tìm thầy học đạo, học thuốc để cứu đời. Hai người gặp Kì Nhân Sư, ông thầy không chịu hợp tác với giặc, tự xông mắt cho mù. Họ được thầy dạy cho nghề thuốc cứu đời. Con đường đi đến Cừng y" của hai ẩn sĩ thể hiện tinh thần gắn bó với dân của Nguyễn Đình Chiểu, khác với người ẩn sĩ xưa chỉ biết lánh đời. Qua tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện một tinh thần thương dân và yêu nước mãnh liệt.
3. Nghệ thuật thơ văn giàu sức truyền cảm
Trong các bài thơ Đường luật, văn tế Nguyễn Đình Chiểu thể hiện một tài nghệ điêu luyện. Về ngôn từ lời văn của ông mộc mạc mà tề chỉnh, từ dùng chính xác, giàu sức gợi cảm. Những bài thơ Đường luật của ông có lời lẽ trang nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học. Chẳng hạn:
(Ngóng gió đông)
Về hình ảnh, ông có tài lựa chọn những chi tiết rất điển hình để dựng nên hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.
Về thể loại, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác các truyện thơ trường thiên như Truyện Lục Vân Tiên (2082 câu), Dương Từ -Hà Mậu (3456 câu), Ông Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh (3642 cầu). Tuy nội dung đạo lí nho gia rất sâu sắc và uyên bác, nhiều điển cố lấy trong kinh sử nhưng hình thức nghệ thuật lại đậm chất dân gian. Các mô típ như đánh cướp cứu người đẹp, kẻ xấu đố kị, hãm hại người tài, người hiền được thần cứu nạn, vua ép gả người đẹp, người đẹp tự tử để không phụ tình, người anh hùng đánh giặc cứu nước,... đều rất quen thuộc, làm nên sức hấp dẫn đối với đông đảo nhân dân. Ngôn từ trong các truyện thơ tuy có chỗ chưa được trau chuốt, song đây đó vẫn lấp lánh những câu thơ đẹp. Chẳng hạn, tả hình ảnh người tráng sĩ:
Hoặc tả cảnh hoang vu với tâm trạng cô đơn, mong nhớ của Nguyệt Nga:
Dù là thơ Đường luật, văn tế hay truyện thơ, nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu đều có các đặc điểm nổi bật như : bình dị, mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói thân thuộc của nhân dân, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là bản sắc địa phương Nam Bộ. Truyện thơ của ông kết hợp tính cổ điển bác học với tính dân gian, có bút pháp lí tưởng hoá khi khắc hoạ nhân vật chính diện và bút pháp tả thực khi miêu tả nhân vật phản diện.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho tiết tháo, yêu nước. Tinh thần và khí tiết của ông toả sáng trong buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến, khi chính – tà lẫn lộn. Thơ văn ông đứng hẳn về phía những người chính nghĩa yêu nước. Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu nổi bật lên ba đặc điểm về nội dung và hình thức.
Trong khi nhiều nhà văn bác học triều Nguyễn có xu hướng quay về với truyền thống Hán văn, coi thường văn Nôm, thì Nguyễn Đình Chiểu lại chỉ sáng tác bằng chữ Nôm, hướng về đông đảo quần chúng.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học dân tộc, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nho gia được đề cao thành một thứ chính đạo, xem ra có vẻ bảo thủ giữa lúc tư tưởng giải phóng cá tính đã mạnh lên từ thế kỉ XVIII. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước, do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi mới sau này.
Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất đã đồng hành cùng người dân Bến Tre nói riêng, người dân Việt Nam nói chung gần 200 năm qua. Tư tưởng yêu thương con người, yêu hòa bình, triết lý văn hóa sâu sắc của Cụ, thể hiện trong sáng tác văn chương, trong hành động của Nguyễn Đình Chiểu là di sản quý giá , đồng hành cùng con người hôm nay đi tới tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa ngữ văn nâng cao lớp 11 tập 1
Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 – 1888) nhà thơ lớn, nhà văn hóa kiệt xuất